
Thép CT3 được sử dụng rộng rãi nhờ có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và sự linh hoạt trong các ứng dụng. Mời bạn tìm hiểu chi tiết hơn về loại thép này trong bài viết sau đây từ Thép Xây Dựng Việt.
Thép CT3 là gì?
Thép CT3 là một loại thép hợp kim có hàm lượng carbon thấp, thường từ 0,14 – 0,22% với CT là ký hiệu thể hiện hàm lượng Cacbon < 0,25% và khối lượng riêng khoảng 7,85 g/cm3.
Ký hiệu thép CT3 cũng là một trong những loại mác thép được ứng dụng phổ biến trong xây dựng, cơ khí chế tạo và các ngành công nghiệp khác nhờ sở hữu nhiều ưu điểm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao.
Thành phần hóa học của thép CT3 chi tiết
Thép CT3 chứa các thành phần như sắt, cacbon, mangan, lưu huỳnh, silic, phốt pho… với tỷ lệ các thành phần hóa học cụ thể như sau:
- Cacbon (C): 0,14 – 0,22%
- Mangan (Mn): 0,4 – 0,6%
- Silic (Si): 0,12 – 0,3%
- Lưu huỳnh (S): ≤ 0,05%
- Photpho (P): ≤ 0,04%
Thành phần hóa học của thép CT3 có vai trò quan trọng trong việc xác định các đặc tính cơ lý của thép. Cụ thể:
- Cacbon là yếu tố chính trong việc tạo ra độ cứng và độ bền của thép.
- Mangan đóng vai trò tăng cường độ bền của thép.
- Silic giúp cải thiện khả năng chống mài mòn và tăng cường độ dẻo cho thép.
- Lưu huỳnh và Photpho có ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm độ bền và tính cơ lý tổng thể của thép.

Những thành phần này tương đối dễ kiếm nên chi phí sản xuất loại thép này tương đối tiết kiệm. Điều này, làm cho loại thép này được sử dụng phổ biến hơn trong đời sống dân dụng và các lĩnh vực cơ khí, công nghiệp…
Đặc tính cơ lý của thép CT3
Đặc tính cơ lý của sắt CT3 được xác định bằng các thí nghiệm cơ lý, bao gồm:
- Giới hạn chảy (Yield strength): 225 đến 245 MPa là ứng suất tối đa mà vật liệu chịu được mà không bị biến dạng dẻo.
- Giới hạn bền kéo (Ultimate tensile strength): 373 đến 481 MPa là ứng suất tối đa mà vật liệu chịu được mà không bị đứt gãy.
- Độ dẻo và độ bền: Cao và có khả năng định hình tốt do có hàm lượng carbon dưới 0,25%.
- Độ giãn dài (Elongation): 22% đến 26% là tỷ lệ giữa độ dài biến dạng dẻo của vật liệu và chiều dài ban đầu của nó.
- Độ cứng (Hardness): 100 đến 120 HB là khả năng chống lại sự xâm nhập của vật cứng khác. Thép có độ cứng và độ bền thấp hơn so với các loại thép khác.
Ứng dụng
Thép CT3 có đa dạng các ứng dụng trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau như sản xuất thiết bị công nghiệp; chế tạo các chi tiết máy móc; nguyên liệu chính để sản xuất thép tấm, ống thép, thanh thép…; ngành xây dựng kết cấu thép; chế tạo các phụ kiện như cút thép, tê thép, mặt bích, van công nghiệp…; sản xuất các thiết bị dân sinh và nông nghiệp…
Tại sao thép CT3 lại được ưa chuộng sử dụng hiện nay?
Thép CT3 được ưa chuộng sử dụng trong nhiều lĩnh vực chủ yếu do các yếu tố sau:
- Giá thành cạnh tranh: Có giá thấp hơn so với các loại thép có tính chất tương tự nhờ vào quá trình sản xuất ít tốn kém hơn.
- Tính dẻo cao, dễ định hình: Độ dẻo cao nên dễ dàng định hình trong quá trình sản xuất, chế tạo các bộ phận máy móc…
- Tính công nghệ: Nhờ các tính chất cơ lý kể trên làm cho quá trình gia công thép (đúc, cán, rèn, kéo sợi, hàn, cắt…) dễ dàng hơn, đáp ứng linh hoạt các yêu cầu trong nhiều ứng dụng công nghiệp.
- Ít tạo xỉ và nổ bép khi cắt: So với các loại mác thép như S45C, S50C… thép CT3 ít tạo xỉ và nổ bép khi cắt bằng máy cắt Plasma CNC.
Qua bài viết này, có thể thấy thép CT3 trở thành một lựa chọn phổ biến trong các ngành công nghiệp và dân dụng là nhờ vào những ưu điểm nổi trội. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua các loại thép ống đen, mạ kẽm, ống đúc CT3 chất lượng, giá tốt thì hãy liên lạc với Thép Xây Dựng Việt để được hỗ trợ nhanh nhất.